Dự luật di trú Mỹ mới 2020 con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em

August 31, 2020
DIỆN BẢO LÃNH GIA ĐÌNH

DANH MỤC

Sau hàng loạt luật di trú Mỹ được ban hành bởi tổng thống Donald Trump nhằm siết chặt việc nhập cư của người ngoại quốc thì mới đây vấn đề “Dự luật di trú Mỹ mới: Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em” đang được quan tâm nhiều nhất hiện nay. Mà thay vào đó là tăng lượng visa phát ra mỗi năm chủ yếu dành cho các diện định cư Mỹ dạng đầu tư, tri thức trình độ cao,...

Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em trong năm 2020 là không chính xác hoàn toàn
Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em trong năm 2020 là không chính xác hoàn toàn

Thực tế dự luật này được áp dụng là hoàn toàn có cơ sở khi mà mới đây những tranh luận về vấn đề xây bức tường dọc biên giới Mỹ và Mexico nhằm hạn chế tình trạng nhập cư trái phép. Vốn dĩ trước đó nước Mỹ phải đối mặt với tình trạng mức lương của lao động Mỹ tầm trung học trở xuống bị giảm đi khi mà có quá nhiều người nhập cư hợp pháp thuộc diện tay nghề thấp. Được nhấn mạnh bởi 2 thượng sĩ của đảng Cộng Hòa David Perdue của Georgia và Tom Cotton của Arkansas.

Ông Perdue và Cotton đã kiến nghị thêm một dự luật mới con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em và dự luật này đưa ra nhiều giải pháp hạn chế nhập cư hợp pháp để tạo cơ hội cải thiện đời sống cho nước Mỹ.

Dự luật di trú Mỹ mới năm 2020 có gì mới?

Trong dự luật mới có khẳng định “Con có quốc tịch không còn được bảo lãnh được cha mẹ và anh em” là sai hoàn toàn. Hai diện bảo lãnh cha mẹ và anh chị em (di trú Mỹ diện f4) vẫn  sẽ được xét duyệt nhưng không được ưu tiên như trước kia nữa, nghĩa là thời gian xét duyệt lâu hơn và khó hơn vì lượng visa cấp cho các diện này mỗi năm ít hơn bình thường. Bên cạnh đó chính quyền Trump còn đưa ra một số thay đổi mới ảnh hưởng đến nhiều đương đơn đã nộp hoặc chuẩn bị nộp hồ sơ bảo lãnh.

1. Không cấp visa định cư cho ai không mua bảo hiểm y tế

Sau khi được ban hành vào 4/10/2019 luật di trú Mỹ mới này không ảnh hưởng đến những người đã vào nước Mỹ rồi nghĩa là  thường trú nhân hợp pháp cũng như người chạy nạn, người xin tị nạn hay trẻ em. Thay vào đó chỉ áp dụng đối với những người xin visa (thị thực) nhập cư từ nước ngoài.

Trừ khi những người này có thể chứng minh rằng họ đủ khả năng chi trả các chi phí y tế, theo tuyên cáo Tổng thống Donald Trump ban hành nếu không người xin visa định cư Mỹ sẽ bị từ chối cho nhập cảnh dưới mọi hình thức. Tiếp đó là một biện pháp có hiệu lực từ ngày 3/11/2019 người xin định cư Mỹ bị chặn vào Mỹ nếu họ không có bảo hiểm y tế trong vòng 1 tháng kể từ khi nhập cảnh hoặc không đủ tiền bạc để trang trải cho bất kỳ chi phí y tế nào.

Điều này có thể ảnh hưởng đến các gia đình đang cố gắng đưa cha mẹ, vợ chồng hay anh em đến Mỹ bởi luật này sẽ áp dụng đối với cha mẹ và vợ chồng của công dân Mỹ.

Chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp này nhằm giảm tình trạng gánh nặng cho xã hội nước Mỹ sau khi nhập cư
Chính phủ Mỹ áp dụng biện pháp này nhằm giảm tình trạng gánh nặng cho xã hội nước Mỹ sau khi nhập cư

Lưu ý: Những hồ sơ nào đã được duyệt và chấp nhận trước lúc luật di trú Mỹ này ban hành ra sẽ không bị bắt buộc mua bảo hiểm. Chỉ có những hồ sơ nào được duyệt sau ngày 3/11/2019 mới bị đáng lo ngại. 

Nên mọi người có thể yên tâm không phải lo lắng vấn đề “Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em” và nên cân nhắc việc “khai gian với Sở Di trú” vì có thể sẽ bị chính phủ coi họ là gánh nặng cho xã hội đồng nghĩa với việc đối mặt bị trục xuất trong một sớm một chiều.

2. Bác bỏ một nửa đương đơn

Theo dự luật mới số lượng visa tị nạn đã được cắt giảm xuống còn 50.000 hồ sơ mỗi năm. Đối với visa theo diện bảo lãnh đoàn tụ chỉ còn 500.000 người mỗi năm trong khi trước đó con số này là 1 triệu người/năm. Con số này sẽ giảm 50% mỗi năm liên tiếp trong vòng 10 năm tới.

Vào giữa tháng 10/2019 chính quyền của Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump đã công bố một quy định mới có thể từ chối quy chế thường trú nhân đối với hàng trăm nghìn đương đơn vì thu nhập thấp. Sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến những đương đơn xin thị thực di dân tạm thời hoặc lâu dài vì không đáp ứng tiêu chuẩn thu nhập hoặc sẽ nhận hỗ trợ chính phủ như tem phiếu thực phẩm, phúc lợi, nhà ở công cộng hoặc theo chương trình bảo hiểm y tế Medicaid.

Chính thức tổng thống Mỹ ra quyết định bác một nửa đương đơn định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình
Chính thức tổng thống Mỹ ra quyết định bác một nửa đương đơn định cư Mỹ diện đoàn tụ gia đình

Luật di trú Mỹ mới 2020 này đảm bảo rằng những người nhập cư phải dựa vào khả năng của chính họ, không phụ thuộc vào nguồn lực chính phủ để đáp ứng nhu cầu của họ. Đòi hỏi người nhập cư phải có khả năng “tự túc” không phụ thuộc vào nguồn lực của các thành viên gia đình, người bảo lãnh cũng như các tổ chức tư nhân.

Đây là lý do tại sao trong năm 2020 rất ít hồ sơ con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ.

3. Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em?

Theo luật di trú Mỹ mới 2020 công dân chỉ được phép bảo lãnh vợ chồng hoặc con cái không quá 21 tuổi và còn độc thân. Dĩ nhiên anh chị em hoặc bố mẹ không còn nằm trong diện bảo lãnh như luật di dân di trú hiện thời (Ví dụ: Bộ luật hiện tại cho phép con có quốc tịch bảo lãnh được bố mẹ, anh em và các con trên 21 tuổi có hoặc chưa có gia đình).

Con có quốc tịch vẫn còn được bảo lãnh cha mẹ và anh em tuy nhiên diện này được xếp ưu tiên thấp nhất
Con có quốc tịch vẫn còn được bảo lãnh cha mẹ và anh em tuy nhiên diện này được xếp ưu tiên thấp nhất

Riêng trường hợp bố mẹ già yếu sẽ không được được nhận bảo hiểm, không được phép đi làm và người bảo lãnh cần chứng minh năng lực tài chính đủ để lo bảo hiểm y tế cho bố mẹ.  Tuy nhiên trường hợp này vẫn sẽ được xem xét cấp thị thực tạm thời cần gia hạn mỗi năm.

Các Thượng nghị sĩ hy vọng dự luật di trú Mỹ mới “Con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em” sẽ nhận được sự ủng hộ của đảng Cộng Hòa và một số thành viên đảng Dân Chủ để nó được đưa lên thượng viện Mỹ trong năm 2020.

Dự luật di trú Mỹ mới 2020 sẽ được áp dụng khi nào?

Dự luật mới hạn chế chương trình Visa đa dạng (xổ số thẻ xanh), chương trình đã cấp 50.000 visa cho các nước có tỷ lệ nhập cư Mỹ thấp và còn nhiều vấn đề khác cũng được thay đổi nhằm giành nhiều lợi ích nhất cho người Mỹ. Tuy nhiên dự luật này cũng gây ra không ít tranh cãi, mâu thuẫn trong nội bộ đảng Cộng Hòa cụ thể vấn đề này đã được phòng Thương Mại Hoa Kỳ đề cập khi lên tiếng về những lợi ích kinh tế mà người nhập cư mang lại cho nước này.

Ngay sau đó Phó chủ tịch cấp cao về vấn đề nhập cư, lao động của phòng thương mại Mỹ đã lên tiếng như sau: “Nhằm giúp cho nền kinh tế phát triển Phòng thương mại từ lâu đã chủ trương cải cách hệ thống nhập cư này. Tuy nhiên vì nó có liên quan đến tất cả mọi thứ từ các hoạt động của hệ thống nhập cư hợp pháp đến quá trình hợp pháp hóa cũng như các chương trình lao động tạm thời. Nên đây là một vấn đề hết sức phức tạp” Ông nhấn mạnh.

Hoàn tất hồ sơ bảo lãnh là cách duy nhất để bảo lãnh được cha mẹ và anh em 2020

Lời khuyên: 

  • Hiện tại chỉ đang ở mức độ là dự luật di trú Mỹ 2020 và chưa có quyết định cụ thể nào nên không có việc con có quốc tịch không còn bảo lãnh được cha mẹ và anh em nhé.
  • Những ai đã nộp hồ sơ và đợi xét duyệt thì có thể yên tâm về vấn đề này, nếu nôn nóng quá có thể theo dõi hồ sơ định cư Mỹ diện f4 giải quyết đến đâu rồi. Còn những ai đang có ý định bảo lãnh cha mẹ và anh em hay con cái thì nên tranh thủ hoàn tất hồ sơ ngay từ bây giờ vì vẫn còn cơ hội. Càng sớm càng tốt nếu không tự tin để tự mình chuẩn bị hồ sơ tốt hơn hết nên liên hệ một công ty tư vấn định cư để giúp bạn vì sẽ mất rất nhiều thời gian nếu hồ sơ bị sai sót, thiếu sót.

Dưới đây là quy trình xin Visa con bảo lãnh cha mẹ, anh chị em đi Mỹ định cư đúng chuẩn 2020 các bạn có thể tham khảo để chuẩn bị tốt hơn.

Bạn nên biết: Chính sách nhập cư mới của Mỹ “tạm dừng nhập cư 2020” vì Covid-19

Quy trình xin Visa con bảo lãnh cha mẹ, anh chị em đi Mỹ định cư

Con có quốc tịch Mỹ bảo lãnh cha mẹ hay anh/chị/em trong năm 2020 đều phải thực hiện 3 bước sau đây. Vậy nên bạn hãy đọc kỹ và chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ này để tăng độ chính xác cho bộ hồ sơ của mình.

Bước 1: Nộp hồ sơ bảo lãnh

  • Người đứng ra bảo lãnh tiến hành gửi cho USCIS (Sở di trú Mỹ) hồ sơ bảo lãnh gồm đơn I-130 và các loại giấy tờ liên quan như Giấy đăng ký kết hôn (nếu có), giấy khai sinh, hộ khẩu,...
  • Người nhập cư (tức cha mẹ, anh/chị/em) sẽ được đưa vào danh sách đợi cấp thị thực, thị thực được cấp này dựa trên hệ thống hạn ngạch có sẵn được quy định cụ thể. Dựa trên cơ sở “ngày ưu tiên”, đó là ngày nộp đơn xin thị thực theo mẫu I-130 và công bố danh sách hàng tháng tại travel.state.gov.
Form I-130 không thể thiếu trong hồ sơ bảo lãnh di trú Mỹ
Form I-130 không thể thiếu trong hồ sơ bảo lãnh di trú Mỹ
  • Người bảo lãnh (tức con có quốc tịch bảo lãnh cha mẹ, anh chị em) sẽ nhận được giấy báo I-797/I-797C sau khoảng 2 tuần tính từ thời điểm gửi đơn bảo lãnh. Nội dung giấy báo “Sở di trú Mỹ đã nhận được đơn, lệ phí, đang xem xét và sẽ báo khi có kết quả”. Trường hợp muốn biết hồ sơ định cư Mỹ diện F3, F4 giải quyết đến đâu thì bạn có thể dùng số receipt number của I-130 trong I-797/I-797C để theo dõi hồ sơ trên mạng.
  • USCIS (Sở di trú Mỹ) sẽ gửi thư chấp thuận cho người bảo lãnh khi đơn bảo lãnh được chấp thuận cho người bảo lãnh khi đơn bảo lãnh được chấp thuận trước đó.
  • Tiếp đến hồ sơ bảo lãnh cha mẹ, anh em đi Mỹ sẽ được chuyển sang Trung tâm chiếu khán quốc gia (viết tắt NVC) sau khi đã được USCIS chấp thuận. Tại đây hồ sơ bảo lãnh sẽ được NVC đưa vào hệ thống máy tính của họ và mã hóa bằng một số hồ sơ được gọi là Case number (HCM) để tiện cho việc quản lý theo dõi. Trong đó các hồ sơ bảo lãnh cha mẹ, anh chị em đi Mỹ ở Việt Nam sẽ bắt đầu bằng 3 ký tự HCM và đi theo là mười chữ số.
  • Các hồ sơ đến lượt sẽ được NVC bắt đầu tiến trình xử lý visa định cư khoảng 6 tháng trước khi visa Bulletin đăng lịch đáo hạn của ngày ưu tiên.

Lưu ý: Có một số trường hợp, dù không được Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC) gửi thư báo case number nhưng theo luật di trú Mỹ 2020 thì hồ sơ cũng được tiến hành bình thường. Nếu bạn rơi vào trường hợp như vậy đừng quá lo lắng nhé!

Bước 2: Mở hồ sơ bảo lãnh cha mẹ, anh/chị/em đi Mỹ 2020

  • Thư báo mở hồ sơ sẽ được NVC gửi khi lịch Visa Bulletin sắp đến ngày ưu tiên của hồ sơ. Và trong đó có I.D Invoice number cho người bảo lãnh hoặc người được bảo lãnh dùng số này để theo dõi hồ sơ. Trường hợp nếu bạn chưa nhận được thông báo gì thì hãy cứ yên tâm bởi đơn bảo lãnh sẽ được giữa tại Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC) cho đến khi sắp đến ngày ưu tiên.
  • Bắt đầu điền form, đóng phí và hoàn tất thủ tục hồ sơ khi hồ sơ được mở. Hãy cẩn thận hết mức có thể tránh sai sót bởi Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC) sẽ xem xét đơn và giấy tờ dân sự.

Bước 3: Nhận thư phỏng vấn và chuẩn bị bằng chứng

  • Một khi hồ sơ đáp ứng được hai điều kiện sau đây thì Trung tâm chiếu khán quốc gia (NVC) sẽ sắp xếp lịch phỏng vấn cho con lẫn cha me/anh chị em được bảo lãnh đi Mỹ.

- Điều kiện thứ I: Hồ sơ đã được hoàn thành đầy đủ các bước theo yêu cầu đưa ra

- Điều kiện thứ II: Ngày ưu tiên (Priority date) trước ngày đáo hạn (Cut off date) của lịch visa hiện hành

  • Thư phỏng vấn sẽ được gửi qua email hoặc đường bưu điện đến cho người được bảo lãnh hoặc người bảo lãnh.
  • Chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ và đặc biệt là bằng chứng mang theo khi đi phỏng vấn tại Lãnh Sự Quán Hoa Kỳ tại Việt Nam. Vì từ khi luật di trú Mỹ 2020 được ban hành thì vấn đề bảo lãnh cha mẹ và anh chị em đang khá nhạy cảm trong khâu xét duyệt.
Phỏng vấn được xem là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong diện bảo lãnh thân nhân đi Mỹ
Phỏng vấn được xem là bước cuối cùng cũng là bước quan trọng nhất trong diện bảo lãnh thân nhân đi Mỹ

Lưu ý quan trọng: Có không ít trường hợp “Con có quốc tịch bảo lãnh cha mẹ, anh chị em đi Mỹ” đã phải ngậm ngùi nhận kết quả rớt sau khi phỏng vấn vì các vấn đề liên quan đến bắt giữ hình sự, phạm tội, đã từng vi phạm tình trạng thị thực hoặc là thành viên trong các tổ chức chính trị,... đều bị từ chối cấp thị thực nhập cư Mỹ.

Nên điều mà các bạn nên thực hiện cả lẫn người bảo lãnh và người được bảo lãnh là sự chân thật vì tất cả các thị thực nhập cư Mỹ đều phải được xác minh chấp nhận bằng cách kiểm tra lý lịch, khám sức khỏe và trả lời phỏng vấn trước khi bảo lãnh định cư Mỹ diện F4 (anh chị em) hoặc bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ (diện f3).

Những câu hỏi thường gặp diện bảo lãnh anh em, vợ chồng, cha mẹ và con cái đi Mỹ năm 2020

Dưới đây là 20 câu hỏi thường gặp của các đương đơn diện bảo lãnh vợ chồng, cha mẹ, con cái được lặp đi lặp lại nhiều nhất trong năm 2020. Chính vì Bộ ngoại giao và Trung tâm thị thực có một số thông báo mới cũng như thay đổi nhằm bổ sung cho luật di trú Mỹ 2020 nên những hỏi đáp dưới đây sẽ giúp phần nào bạn giải quyết được thắc mắc của mình trong diện bảo lãnh thân nhân.

Câu 1

Hỏi: “Mở hồ sơ bảo lãnh anh chị em 2014 bao giờ thì được?”

Đáp: “Nếu ai mở hồ sơ bảo lãnh anh chị em vào năm 2014 thì ít nhất phải chờ đợi trong vòng 7 đến 8 năm nữa. Vì ngày đáo hạn bên Ngoại giao đưa ra cho hồ sơ định cư Mỹ diện F4 chỉ mới duyệt đến ngày 01/02/2007. Bạn không nêu rõ là tháng nào trong 2014 nhưng cũng sẽ mất khoảng 7-8 năm thì anh chị em của bạn mới được xin thị thực để đi Mỹ định cư.”

Câu 2

Hỏi: “F2A bảo lãnh vợ thẻ xanh mất bao lâu? Và nếu bổ sung thêm hồ sơ cho em bé thì có bị kéo dài thêm thời gian hay không?”

Đáp: “Trước hết, nếu bạn bổ sung thêm hồ sơ cho những trường hợp nào đi nữa thì không bao giờ hồ sơ bị kéo dài thêm thời gian thêm. Diện bảo lãnh F2A các bạn sẽ không phải chờ đợi tuy nhiên bên Sở di Trú Mỹ phải chấp thuận đơn I-130 rồi thì các bạn mới có thể tiến tới phần kế tiếp được. Bên cạnh đó, ngày đáo hạn bên phía Bộ Ngoại Giao đưa ra rằng là các bạn không phải đợi vì một khi hồ sơ được chấp thuận thì các bạn được tiến tới liền cho diện F2A.”

Câu 3

Hỏi: “Mẹ có quốc tịch Mỹ bảo lãnh con trên 21 tuổi chưa lập gia đình, hồ sơ tháng 3/2015 tới khi nào thì được phỏng vấn?”

Đáp: “Hiện tại ngày đáo hạn của Bộ Ngoại Giao đưa ra cho diện F1 là ngày 05/05/2013 trong khi hồ sơ của bạn là 2015 thì sẽ phải đợi thêm 2 năm nữa thì mới trùng ngày đáo hạn.”

Câu 4

Hỏi: “Tiệm làm nail, tiệm ăn nhà hàng có thể làm được cho du học sinh giấy tờ hay không?”

Đáp: “Không, đối với tiệm làm nail vì số người làm nail hiện tại rất lớn vậy nên nếu bạn muốn làm giấy tờ ở đây là chứng chỉ lao động (I-140) cho du học sinh thì chắc chắn sẽ không được. Trừ trường hợp nếu bạn ở 1 nơi nào đó rất là hẻo lánh và số người làm nail không có thì may ra còn có cơ hội. Đối với trường hợp làm cho nhà hàng thì sẽ được chấp nhận tùy vào chức vụ là gì vì chứng chỉ lao động nó rất quan trọng về chức vụ.”

Câu 5

Hỏi: “Chồng tôi bảo lãnh tôi ở Việt Nam năm 2016, tôi phỏng vấn thì bị cho rằng không đúng sự thật sau đó bắt bổ sung thì tôi vẫn không bổ sung. Sau đó tôi qua Mỹ du lịch và chồng tôi làm hồ sơ bảo lãnh lại và tôi phỏng vấn tháng 8/2019 nhưng lại không được cấp thẻ xanh với lý do là visa hết hạn. Giờ tôi phải làm gì trong khi vợ chồng tôi vừa có em bé được 1 tuổi?”

Đáp: “Trường hợp bạn không bổ sung hồ sơ năm 2016 và cho hồ sơ nó qua đi là chuyện bình thường, tuy nhiên khi bạn được phỏng vấn vào 8/2019 nhưng lại không được cấp thẻ xanh thì có thể do chồng bạn chỉ có thẻ xanh thôi. Vì nếu chồng bạn có quốc tịch Mỹ thì cho dù visa của bạn hết hạn bạn vẫn có thể xin thẻ xanh được và bạn nên lưu ý rằng nếu người chồng lúc trước với người chồng hiện tại là một thì không sao với điều kiện phải có quốc tịch Mỹ. Ngược lại nếu chỉ có thẻ xanh thì bên Sở di trú Mỹ sẽ bác đơn của bạn.”

Câu 6

Hỏi: “Dì của tôi bảo lãnh mẹ của tôi thì tôi có đi theo được hay không trong khi hiện tại tôi đã 27 tuổi?”

Đáp: “Còn tùy theo tình trạng của bạn đến lúc ngày đáo hạn của bên Bộ Ngoại Giao họ đưa ra trùng với ngày ưu tiên của hồ sơ được gửi vào thì lúc này bạn lấy thời gian mà Sở di trú Mỹ họ dùng để duyệt hồ sơ (tức ngày chấp thuận đơn I-130) trừ đi ngày ưu tiên (tức ngày bạn nộp giấy tờ I-130 vào USCIS) thì bạn sẽ biết được Sở di trú bao lâu sẽ duyệt hồ sơ bạn. Sau đó nếu ngày đáo hạn của Bộ Ngoại Giao đưa ra trùng với ngày ưu tiên của bạn thì lúc này bạn xem lại tuổi của bạn ngay lúc đó là bao nhiêu tuổi? Tiếp theo bạn dùng tuổi đó trừ đi thời gian Sở di trú họ dùng để họ duyệt hồ sơ và một khi bạn trừ xong thấy vẫn dưới 21 tuổi thì bạn sẽ được đi ăn theo mẹ của mình nhé!”

Câu 7

Hỏi: “Người phụ thuộc là con có quốc tịch Mỹ xin phúc lợi xã hội thì có ảnh hưởng đến đương đơn chính xin thẻ xanh hay không?”

Đáp: “Không. Vì người con có quốc tịch Mỹ có thể xin những phúc lợi này vậy nên sẽ không ảnh hưởng gì đến người đương đơn được bảo lãnh”

Câu 8

Hỏi: “Sở di trú kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ I-14D thì kéo dài bao lâu từ 2017 đến nay gần 3 năm rồi?”

Đáp: “Nếu bên lãnh sự quán đã phỏng vấn xong nhưng họ vẫn không tin và trả hồ sơ lại cho Sở di trú Mỹ thì lúc này họ sẽ kéo dài ít nhất là trên 2 năm, trong khi trường hợp của bạn đã kéo dài đến 3 năm thì rất có thể hồ sơ của bạn đã bị Sở di trú bác đi. Cách giải quyết là bạn nên hỏi lại với văn phòng luật sư làm hồ sơ của bạn nhờ họ liên lạc lại với USCIS xem liệu đã có quyết định hay chưa.”

Câu 9

Hỏi: “Hồ sơ người có thẻ xanh bảo lãnh con dưới 21 tuổi thời hạn bao lâu thì được phỏng vấn?” 

Đáp: “Nếu hồ sơ I-130 được chấp thuận thì bạn có thể tiến tới làm việc với bên trung tâm thị thực vì ngày đáo hạn lúc nào cũng trùng với ngày ưu tiên của bạn. Vừa mới đây 12/2019 Bộ Ngoại Giao đã thông báo là một khi hồ sơ của bạn được chấp thuận bạn sẽ được quyền tiến đến bước tiếp ngay lúc đó luôn mà không cần phải chờ đợi nữa.”

Câu 10

Hỏi: “Qua Mỹ bao lâu thì được cấp thẻ xanh?”

Đáp: “Tùy thuộc vào diện qua Mỹ để được cấp thẻ xanh, nếu bạn được bảo lãnh theo diện thân nhân bảo lãnh thì bắt buộc bạn phải đóng tiền phí cho Sở di trú và bạn sẽ nhận được thẻ xanh từ USCIS sau 150 ngày kể từ ngày đặt chân vào nước Mỹ. Nếu trường hợp lâu hơn 150 ngày thì bạn nên chủ động liên hệ với Sở di trú để chứng minh rằng bạn đã chi trả số tiền 220 USD và sau đó Sở di trú sẽ hoàn tất nhanh cho bạn.”

Câu 11

Hỏi: “Tôi được chị bảo lãnh diện F4 vào tháng 10/2010 và ưu tiên là 1/2011. Vậy khi nào tôi được đi?”

Đáp: “Hiện định cư Mỹ diện F4 chỉ duyệt tới 1/2/2007 thì bạn sẽ phải đợi ít nhất khoảng 3 năm 8 tháng nữa hồ sơ mới được đáo hạn.”

Câu 12

Hỏi: “Diện F4 nộp hồ sơ năm 2011 và bây giờ vẫn chưa thấy được chấp thuận, liệu có phải bị thất lạc hay không?”

Đáp: “Diện F4 thông thường chỉ đợi từ 4 đến 6 năm nhưng trường hợp của bạn đã lên tới 8 năm nên bạn nói với người đứng ra bảo lãnh bạn liên lạc với Sở di trú Mỹ (USCIS) để kiểm tra lại hồ sơ như thế nào.”

Câu 13

Hỏi: “Bảo lãnh cha mẹ định cư Mỹ bao lâu thì được đi?”

Đáp: “Điều kiện đầu tiên của người bảo lãnh là phải có quốc tịch Mỹ, sau khi hoàn tất hồ sơ bảo lãnh thời gian chờ đợi từ khoảng 12 - 18 tháng cha mẹ của người bảo lãnh sẽ được đặt chân đến nước Mỹ (nếu hồ sơ không có vấn đề gì).”

Câu 14

Hỏi: “Chồng tôi là thường trú nhân và tôi có giấy được chấp thuận đến nay là 17 tháng rồi. Vậy khi nào thì được phỏng vấn?”

Đáp: “Đầu tiên bạn cần liên lạc với người chồng của bạn để xem liệu giấy tờ bên Trung tâm thị thực đã hoàn thành chưa. Nghĩa là đơn DS-160 đã hoàn thành xong chưa? Bộ bảo trợ tài chánh đã làm xong chưa? và nếu như đã hoàn thành hết rồi thì bên Trung tâm thị thực sẽ gửi hồ sơ về cho Lãnh sự và Lãnh sự sẽ đưa ngày lên lịch để phỏng vấn. Ngược lại nếu chồng của bạn chưa làm những giấy tờ này thì chắc chắn một điều rằng bạn sẽ chờ đợi rất lâu.”

Câu 15

Hỏi: “Tôi diện F4 năm 2005 đã đóng tiền visa, năm 2018 tới bây giờ vẫn chưa nhận được giấy phỏng vấn thì có làm gì nữa không?”

Đáp: “Bạn đóng tiền visa không đồng nghĩa là hồ sơ này đã được hoàn tất, chưa kể người đứng ra bảo lãnh bạn phải làm phần còn lại cụ thể là đơn DS-160 và đơn bảo trợ tài chánh nữa. Từ 2018 đến bây giờ mà không có gì hết thì sẽ xảy ra 2 trường hợp là bộ phận đó chưa làm hoặc nếu mà làm thì bộ phận đó chưa có hoàn tất. Lưu ý đối với trường hợp 1 năm mà chưa làm nhưng chỉ đóng tiền visa nhưng đã quá 1 năm thì bên Trung tâm thị thực sẽ gửi lá thư thông báo :”Nếu bạn không tiến tới thì chúng tôi sẽ cắt đứt hồ sơ này”. Lời khuyên là tốt hơn hết bạn nên liên lạc với thân nhân bên nước Mỹ để hỏi coi quá trình bên trung tâm thị thực đã làm đến đâu rồi, nếu thiếu thì bổ sung thêm hoặc hối thúc trung tâm thị thực nếu đã đủ hồ sơ tránh trường hợp bị ngâm hồ sơ quá lâu.

Câu 16

Hỏi: “Cha mẹ bảo lãnh con nhưng cha mẹ đã về Việt Nam ở luôn thì hồ sơ bảo lãnh có bị hủy không?”

Đáp: “Không. Nếu người có quốc tịch Mỹ thì sẽ bảo lãnh được con mình dù ở đâu hay bất cứ khi nào đều được. Tuy nhiên đến khi hồ sơ được đáo hạn thì cha mẹ của bạn phải làm giấy bảo trợ tài chính và phải khai báo rằng là không có nhu nhập đồng thời tìm người đồng bảo trợ thì hồ sơ của bạn mới có thể tiến tới được.”

Câu 17

Hỏi: “Sinh con ở Mỹ nhưng từ năm 2017 đến nay không đưa con trở lại Mỹ thì con tôi có mất quốc tịch Mỹ đó hay không?”

Đáp: “Không. Vì Hiến pháp Mỹ năm 1868 có nên bất cứ ai được sinh ra tại Mỹ thì mặc nhiên được trở thành Công dân Mỹ.”

Câu 18

Hỏi: “Người đứng ra bảo lãnh bị bác Credit (tín dụng xấu) và còn 5 năm nữa tới thời hạn phỏng vấn thì liệu có ảnh hưởng đến cuộc phỏng vấn đó không?”

Đáp: “Không ảnh hưởng đến bộ hồ sơ bảo trợ tài chính trong đó bộ hồ sơ bảo trợ tài chính cần đó là người đứng ra bảo lãnh họ có đủ thu nhập để lo cho người được bảo lãnh. Nếu họ không đủ thu nhập thì bạn cần có hồ sơ đồng bảo trợ.”

Câu 19

Hỏi: “Cha dượng bảo lãnh con 13 tuổi ở Việt Nam từ tháng 1/2019 thì khi nào mới được chấp thuận?”

Đáp: “Tùy trường hợp người bảo lãnh có quốc tịch hay thẻ xanh. Trường hợp có quốc tịch sẽ đợi ít nhất 12-18 tháng còn nếu có thẻ xanh thì phải đợi đơn I-130 chấp thuận xong rồi bạn mới có thể tiến tới. Thường thì thẻ xanh làm thủ tục bảo lãnh cho nhau tại trung tâm thị thực sẽ kéo dài từ 1 năm rưỡi đến 2 năm mới được chấp thuận.”

Câu 20

Hỏi: “Tính giúp tôi ngày đáo hạn của F4 tháng 12/2012”

Đáp: “Thời gian đợi ít nhất khoảng 6 năm (tính từ 1/2020) bởi vì ngày đáo hạn của bộ ngoại giao mới đưa ra cho 12/2019 là ngày 1/2/2007 mà bạn là 12/2012 nên chờ đợi rất là lâu.”

Để được luật sư di trú Mỹ hỗ trợ tư vấn miễn phí giúp hồ sơ bảo lãnh đúng tiến trình rút ngắn thời gian bảo lãnh bạn vui lòng truy cập tại đây
Luật Sư Di Trú

Nước Mỹ trong mắt tôi hiện tại là đất nước thay đổi tương lai của mọi gia đình. Bản thân tôi là Luật sư vẫn đang cố gắng giúp đỡ nhiều người thực hiện giấc mơ định cư Mỹ nhanh nhất có thể!

Bạn cần hỗ trợ?

Nếu bạn gặp khó khăn trong diện bảo lãnh vợ chồng, cha mẹ, anh chị em, con cái và thậm chí diện đầu tư định cư. Hãy chủ động liên hệ với luật sư tư vấn di trú tại đây!

GỬI CÂU HỎI ĐỂ LUẬT SƯ DI TRÚ MỸ GIẢI ĐÁP MIỄN PHÍ

GỬI CÂU HỎI CHO LUẬT SƯ DI TRÚ

Tin tức liên quan

Nếu gặp khó khăn trong vấn đề di trú Mỹ bạn có thể nhận hỗ trợ tại đây!